Chủ nhật, 05/05/2024

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng ban chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm (VTVL) trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tại Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng, quản lý VTVL trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; Kết luận của Thường vụ Đảng ủy Đoàn 969 về tổ chức bộ máy, quản lý công chức, viên chức, người lao động; Lãnh đạo Ban Quản lý Lăng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt thực hiện nghiêm các quy định về VTVL.

 MG 0422
Ban Quản lý Lăng tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về xây dựng Đề án VTVL năm 2023.

Xác định việc xây dựng, quản lý vị trí việc làm là việc khó nhưng có vai trò quan trọng giúp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, là cơ sở để thực hiện chính sách cải cách tiền lương từ ngày 01/07/2024, tạo động lực và phát huy tính sáng tạo, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thời gian qua, Ban Quản lý Lăng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai nghiên cứu, quán triệt nội dung của Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức; Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, các Bộ chuyên ngành về vị trí việc làm và các văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đồng thời, rà soát lại cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng biên chế công chức, người làm việc của các cơ quan, đơn vị để sắp xếp, kiện toàn cho phù hợp với mô hình hoạt động, tính chất, đặc điểm, tình hình thực tiễn của đơn vị gắn với việc thực hiện mục tiêu cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ; giao Văn phòng Ban Quản lý Lăng tích cực tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện, đồng thời, tăng cường công tác thẩm định Đề án vị trí việc làm để trình Trưởng ban Ban Quản lý Lăng phê duyệt theo quy định.

Về kết quả xây dựng Đề án vị trí việc làm

Ban Quản lý Lăng đã ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án VTVL của các cơ quan, đơn vị trực thuộc(1); thành lập Hội đồng thẩm định Đề án VTVL đối với công chức, viên chức Ban Quản lý Lăng(2); hướng dẫn xây dựng Đề án VTVL(3); làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt các quy định về VTVL, việc xây dựng và phê duyệt VTVL bằng văn bản, tại các hội nghị, giao ban…, qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về xây dựng Đề án VTVL, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện.

Việc xây dựng Đề án VTVL, bản mô tả công việc và khung năng lực của VTVL bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành của cấp có thẩm quyền. Mỗi VTVL có 03 yếu tố cấu thành: (1) Tên VTVL; (2) Bản mô tả VTVL; (3) Khung năng lực VTVL. Xác định cơ cấu áp dụng ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo VTVL đáp ứng yêu cầu: Kế thừa và từng bước điều chỉnh để cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

Về tên vị trí việc làm: Mỗi vị trí việc làm được phân loại theo các tiêu chí cụ thể: Theo khối lượng công việc gồm vị trí việc làm do một người đảm nhiệm, nhiều người đảm nhiệm hoặc vị trí việc làm kiêm nhiệm; theo tính chất, nội dung công việc gồm vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành; vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ. 

Về bản mô tả vị trí việc làm: Trên cơ sở bản mô tả khái quát theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; các đơn vị thực hiện mô tả cụ thể phù hợp với công việc của VTVL (gắn với sản phẩm tương ứng với tính chất, mức độ phức tạp của VTVL) theo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của từng đơn vị.

- Nhóm VTVL lãnh đạo, quản lý: Bản mô tả công việc VTVL được quy định chi tiết tại Phụ lục VI của Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 và Văn bản số 580/BNV-TCBC ngày 17/02/2023 đính chính các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BNV.

- Nhóm VTVL nghiệp vụ chuyên ngành: Căn cứ Thông tư hướng dẫn VTVL nghiệp vụ chuyên ngành; các cơ quan, đơn vị xây dựng bản mô tả công việc của từng VTVL theo hướng dẫn của Thông tư cho phù hợp đảm bảo số lượng, tên gọi VTVL trong Đề án không thay đổi tên gọi VTVL đã được quy định tại Thông tư hướng dẫn.

- Nhóm VTVL nghiệp vụ chuyên môn dùng chung: Bản mô tả công việc VTVL được quy định chi tiết tại Phụ lục VII của Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 và Văn bản số 580/BNV-TCBC ngày 17/02/2023 đính chính các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BNV.

- Nhóm VTVL hỗ trợ, phục vụ: Bản mô tả công việc và khung năng lực VTVL được quy định chi tiết tại Phụ lục VIII, IX của Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 và Văn bản số 580/BNV-TCBC ngày 17/02/2023 đính chính các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BNV.

Về khung năng lực VTVL: Trên cơ sở khung năng lực chung Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; các đơn vị thực hiện mô tả cụ thể, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng đối với đội ngũ công chức, viên chức, người lao động để hoàn thành công việc của VTVL theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Về xác định cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo VTVL: Thực hiện Công văn số 64/BNV-CCVC ngày 05/01/2024 của Bộ Nội vụ, cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tại Ban Quản lý Lăng được xác định như sau:

- Cơ cấu ngạch công chức được tính theo tỷ lệ % số công chức giữ các ngạch công chức trên tổng số công chức trong từng cơ quan, đơn vị sử dụng công chức

Đối với các tổ chức thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp hoặc về công tác quản trị nội bộ:

+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Tối đa không quá 25%;

+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: Tối đa không quá 50%;

+ Ngạch chuyên viên, cán sự, nhân viên và tương đương: Tối đa không quá 25%.

- Cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức: Việc xác định cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Trường hợp chưa có hướng dẫn hoặc đã có hướng dẫn nhưng chưa xác định cụ thể tỷ lệ % ở mỗi hạng chức danh nghề nghiệp thì thống nhất thực hiện như sau: Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị tự chủ nhóm 3) và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị tự chủ nhóm 4):

+ Chức danh nghề nghiệp hạng I và tương đương: Tối đa không quá 10%;

+ Chức danh nghề nghiệp hạng II và tương đương: Tối đa không quá 50%;

+ Chức danh nghề nghiệp hạng III và tương đương trở xuống (nếu có): Tối đa không quá 40%.

Trên cơ sở hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn cơ bản đầy đủ, rõ ràng của Bộ Nội vụ về VTVL; các cơ quan, đơn vị đã chủ động, trách nhiệm, khẩn trương triển khai xây dựng Đề án VTVL, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo kế hoạch của Ban Quản lý Lăng và quy định của cấp có thẩm quyền. Tính đến ngày 31/3/2024, Ban Quản lý Lăng đã hoàn thành và phê duyệt 03/03 Đề án VTVL đối với tổ chức hành chính và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý Lăng(4). Việc xây dựng, thẩm định và ban hành Đề án VTVL có sự tham gia, góp ý của Vụ Tổ chức - Biên chế, Bộ Nội vụ và Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt - Vụ I, Bộ Tài chính. Danh mục VTVL, tỷ lệ và cơ cấu ngạch/hạng chức danh nghề nghiệp cơ bản bảo đảm theo đúng quy định của Bộ Nội vụ và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Về bài học kinh nghiệm

Qua việc triển khai xây dựng Đề án VTVL tại Ban Quản lý Lăng, một số kinh nghiệm như sau:

- Thuận lợi: Ban Quản lý Lăng đã tập trung làm tốt công tác tuyên tuyền, quán triệt mục đích, yêu cầu và các văn bản quy định về xây dựng VTVL; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, Lãnh đạo Ban Quản lý Lăng và các cơ quan, đơn vị; nên quá trình triển khai xây dựng Đề án vị VTVL nhận được sự đồng thuận, tích cực, chủ động, tập trung của các cơ quan, đơn vị trong toàn Ban Quản lý Lăng. Đồng thời thường xuyên bám nắm, trao đổi, xin ý kiến các Bộ quản lý chuyên ngành để triển khai thực hiện bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định.

Hệ thống các quy định của pháp luật và hướng dẫn của các bộ, ngành về vị trí việc làm cơ bản đầy đủ, cụ thể.

- Khó khăn, hạn chế:  Khi xây dựng VTVL còn căn cứ vào biên chế, số lượng người làm việc hiện có để mô tả, hợp thức hóa các công việc đang thực hiện và căn cứ vào khối lượng công việc để đề xuất bảo toàn số lượng biên chế. Chính vì vậy, có đơn vị trong khi xây dựng đề án mô tả VTVL muốn tăng thêm hoặc giữ nguyên biên chế nên chưa mô tả hết thực chất tính chất công việc của từng VTVL. Bên cạnh đó, với biên chế, số lượng người được giao hiện nay, việc một công chức, viên chức phải phân công kiêm nhiệm nhiều việc là phổ biến, trong khi đó việc kiêm nhiệm rất cần thiết và chiếm nhiều thời gian nên khi xác định VTVL còn lúng túng. 

Về đề xuất, kiến nghị

Với những kết quả đạt được và khó khăn, hạn chế trong quá trình xây dựng Đề án vị trí việc làm, để tiếp tục thực hiện tốt việc xây dựng Đề án VTVL trong thời gian tới Ban Quản lý Lăng đề xuất một số nội dung:

- Đề nghị bộ, ngành tiếp tục tham mưu, sớm hoàn thiện các quy định về VTVL; thang bảng lương theo chế độ tiền lương mới để bảo đảm đủ cơ sở pháp lý, thuận lợi, thống nhất cho các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện. Nghiên cứu, bảo đảm tỷ lệ cơ cấu hợp lý giữa VTVL chuyên môn dùng chung và VTVL nghiệp vụ chuyên ngành trong các văn bản quy phạm pháp luật.

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quan tâm, hướng dẫn xác định VTVL và cho ý kiến về việc xây dựng, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt thang bảng lương riêng cho đối tượng hợp đồng lao động đặc thù của Ban Quản lý Lăng, là đối tượng hình thành trên cơ sở định mức khối lượng ngày công, thực hiện nhiệm vụ lao động sản xuất trực tiếp, không được xác định trong Đề án VTVL nhằm bảo đảm chế độ, quyền lợi cho người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho đơn vị quản lý, sử dụng đúng đối tượng.

Trong thời gian tới, trên cơ sở Đề án vị trí việc làm được phê duyệt, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện việc triển khai Đề án theo quy định, bảo đảm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, là cơ sở để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII./.

Kim Anh

Chú thích:

(1) Kế hoạch số 2003/KH-BQLL ngày 06/11/2023

(2) Quyết định số 215/QĐ-BQLL ngày 16/02/2024

(3) Hướng dẫn số 49/HD-VP ngày 17/01/2024

(4) Quyết định số 469/QĐ-BQLL ngày 30/3/2024 của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng phê duyệt Đề án vị trí việc làm của tổ chức hành chính thuộc Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quyết định số 470/QĐ-BQLL ngày 30/3/2024 của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Quyết định số 471/QĐ-BQLL ngày 30/3/2024 của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng phê duyệt Đề án vị trí việc làm của Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình.

Bài viết khác: